Chi tiết cán bộ Viện
Đoàn Thị Cảnh
Ngày cập nhật: 15/11/2021
Mặc định Cỡ chữ

1. Sơ lược tiểu sử

- Họ và tên:  Đoàn Thị Cảnh       Giới tính: Nữ

- Năm sinh: 1983

- Quê quán: Trung Đông, Duy Trung, Duy Xuyên, Quảng Nam

- Dân tộc: Kinh

- Chức vụ: Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu Chính sách Văn hóa Nghệ thuật Nam Tây Nguyên.

- Học vị: Thạc sĩ Văn học. Năm bảo vệ 2009.

2. Quá trình đào tạo

2.1. Đại học:

Hệ đào tạo:  Chính quy tập trung

Nơi đào tạo:  Đại học Sư phạm Huế

Ngành học: Ngữ văn

Năm tốt nghiệp: 2005

2.2. Sau đại học

Hệ đào tạo:  Chính quy tập trung

Nơi đào tạo:  Viện Đại học Huế

Ngành học: Văn học Việt Nam

Năm tốt nghiệp: 2009

2.3. Ngoại ngữ:

Hệ đào tạo:  Chính quy tập trung

Nơi đào tạo:  Đại học khoa học xã hội Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh

Ngành học: Ngữ văn Trung Quốc

Khóa: 2015 – 2020

3. Quá trình công tác

- Từ 2012 - đến nay: Nghiên cứu viên, Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc Gia Việt Nam (VICAS) – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Giảng viên thỉnh giảng dạy môn Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học KTCN Long An) (từ 2019)

- Từ 2010-2011: Biên tập viên, công ty sản xuất phim truyền hình Chia Sẻ Tầm Nhìn, thành phố Hồ Chí Minh.

- Từ 2007-2010: Cán bộ giảng dạy, Khoa xã hội nhân văn, Đại học Phú Xuân, Huế.

- Từ 2005-2006: Cán bộ giảng dạy, PTTH Diên Hồng, Đà Nẵng.

4. Hoạt động nghiên cứu khoa học

4.1 Các đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia

1. Nghệ thuật kỳ ảo của truyền kì trung đại Việt Nam, Đề tài khoa học cấp trường, trường Đại học Phú Xuân, năm 2009. (Chủ nhiệm đề tài)

2. Giá trị nghệ thuật văn xuôi qua các tác phẩm văn học báo chí của Trương Vĩnh Ký, Đề tài khoa học cấp trường Đại học Phú Xuân, năm 2010. (Chủ nhiệm đề tài)

3. Kiểm kê khoa học di sản văn hóa phi vật thể huyện Trần Văn Thời (huyện ven biển), tỉnh Cà Mau, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về “Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể các dân tộc Việt Nam”, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (chủ đầu tư), năm 2013. (Thành viên)

4. Những biến đổi văn hóa xã hội ở tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, Sở Khoa học & Công Nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2014. (Thành viên)

5. Quy hoạch phát triển văn hóa tỉnh Cà Mau đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (chủ đầu tư), năm 2015. (Thành viên)

6. Xây dựng Ngân hàng dữ liệu tên đường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau (chủ đầu tư), năm 2015. (Thành viên)

7. Khảo sát tác động của tôn giáo đối với văn hóa, xã hội truyền thống vùng đồng bào dân tộc Ê đê và Gia Rai (Ban chỉ đạo Tây Nguyên – 2016). (Thành viên)

8. Phục dựng trò chơi dân gian đố thai của người Việt ở Sóc Trăng, Dự án sưu tầm, bảo tồn và phát huy di sản văn hoá phi vật thể 2017 (đã nghiệm thu). (Chủ nhiệm dự án).

9. Sưu tầm và số hoá tư liệu về chủ tịch Tôn Đức Thắng, Khu Lưu niệm chủ tịch Tôn Đức Thắng - An Giang, 2018(Thành viên).

10. Thuyết minh di tích và danh thắng Bà Rịa - Vũng Tàu, Sở Văn hóa Thể Thao tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, 2018. (Thành viên).

11. Xây dựng Hồ sơ Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của thế giới, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện, 2018. (Thành viên).

12. Khảo sát thiết chế văn hóa ở các xã Nông thôn mới ở Nam bộ (trường hợp tỉnh Vĩnh Long), Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, 2019. (Thành viên).

13. Lập hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể "Tết Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh” đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, Phân viện VH -NT Quốc gia Việt Nam tại TP HCM phối hợp Phòng VHTT Quận 5 thực hiện, 2019 (Thư ký).

14. Biến đổi Văn hóa ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay,  Phân viện VHNT Quốc gia Việt Nam tại TPHCM phối hợp Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long thực hiện, 2019 (Thành viên)

15. Sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam thực hiện, 2019 (Điều tra xã hội học)

4.2. Các công trình khoa học đã công bố

Sách:

1. Chính sách khuyến khích ngôn ngữ Ê đê ở Tây Nguyên (1954 – nay) (in trong sách Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên, Nxb Tổng hợp Tp. HCM, 2017.

2. Từ góc nhìn tiếp nhận của Folklore học lý giải loại hình diễn xướng Địa Nàng (In trong “Công bố kết quả Nghiên cứu khoa học năm 2017 của Viện VHNT Quốc gia Việt Nam”, NXB Thế giới; 2018).

3. Văn học trong diễn xướng dân gian Nam Bộ dưới góc nhìn Folklore học hiện đại, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên 2018, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2019.

4. Diễn xướng bả trạo trong lễ Nghinh Ông từ Trung Bộ đến Nam Bộ, Nghiên cứu văn hóa nghệ thuật Nam Bộ và Nam Tây Nguyên 2018, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, 2019.

5. Sự tồn tại của trò chơi Đố thai ở Bãi Xàu, Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) – những lý giải và ghi nhận, Sách: một số kết quả nghiên cứu khoa học 2018. Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam.

6. Văn hóa biển đảo Việt Nam – Văn hóa biển đảo vùng Đông Nam Bộ (Đinh Văn Hạnh chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia sự thật, 2019 (thành viên tập thể tác giả).

Bài báo trên các tạp chí chuyên ngành

1. Đào Tấn – hậu tổ nghệ thuật tuồng hát bội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, tháng 03 năm 2011.

2. Đời sống tuồng hát bội hiện nay ở hải ngoại, Tham luận Thông báo văn hóa hàng năm, Viện Nghiên cứu Văn hóa, năm 2013.

3. Hát bội trong lễ hội Nam Bộ xưa và nay, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, tháng 2  năm 2016.

4. Phong cách khảo cứu văn hóa của Phạm Đình Hổ qua Vũ tung tùy bút (Tạp chí khoa học xã hội Vùng Nam Bộ - số 2 năm 2016.

5. Tâm thức dân gian qua tín ngưỡng thờ Bà vùng Thủ Thiêm, Tạp chí Khoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (ISSN: 1859 – 0136), Số 3/2018 (tr 73 – 80). (In lại: Tạp chí Xưa và nay, số tháng 12/2018).

Hội thảo khoa học:

Hội thảo quốc tế

1.   (Niangao – bánh đầu năm) và bánh tổ ở Hội An (Quảng Nam) dưới góc nhìn giao lưu văn hóa, Hội thảo khoa học quốc tế: Giao lưu văn hóa ẩm thực Trung Hoa và các nước Đông Nam Á, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam phối hợp với tập đoàn Mercuries tổ chức, 2019.

Hội thảo trong nước

1. Hồng bàng thị truyện” dưới góc nhìn văn hóa, Tham luận khoa học Trường Đại học Phú Xuân, năm 2007.

2. Giá trị của lễ hội Đua bò Bảy Núi An Giang, Hội thảo Đua bò Bảy Núi An Giang, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP.HCM tổ chức, năm 2012.

3. Đua bò Bảy Núi An Giang: lễ hay là hội, Hội thảo Đua bò Bảy Núi An Giang, Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh tổ chức, năm 2012.

4. Chính sách ngôn ngữ đối với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên thời Việt Nam Cộng Hòa (Hội thảo Di dân tái định cư đối với bảo tồn và phát triển văn hóa – Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh và Phân viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại thành phố Huế đồng thực hiện – 2016)

5. Từ góc nhìn tiếp nhận của Folklore học lý giải loại hình diễn xướng Địa Nàng (hội thảo khoa học “Tín ngưỡng thờ nữ thần và thực hành Bóng rỗi – Địa Nàng ở Nam Bộ”. Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch Đồng Nai; Chi hội văn nghệ dân gian Đồng Nai; Chi hội VNDG tại trường ĐHVH TPHCM, năm 2017)

6. Ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển nghệ thuật thị giác (trường hợp sân khấu biểu diễn thực cảnh và vẽ hát bội); Kỷ yếu hội thảo “Tác động của Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực Văn hóa nghệ thuật (Tr 218 – 226); Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch; Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường; 2018.

7. Cồng chiêng trong cuộc sống và tâm thức người Ê Đê ở Ea Kao (Buôn Mê Thuột) hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo Bảo vệ và phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (Tr 62 – 70), Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Gia Lai đồng thực hiện; 2018.

8. Nhận định sức sống di sản nghệ thuật làm gốm Chăm ở làng nghề Bàu Trúc qua các diễn ngôn trái ngược, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm, hiện trạng và bảo tồn” (Tr 574 – 585); Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận thực hiện; 2018.

9. Ứng dụng mô hình hệ giá trị văn hóa trong truyền thông marketing để xây dựng truyền thông văn hóa,Hội thảo Hệ giá trị văn hóa và hệ giá chuẩn mực con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch và Phân viện VHNTQuốc gia Việt Nam thực hiện; tổ chức tại TP HCM 2019.

10. Nguồn gốc và ý nghĩa một số tên gọi của Lễ hội Nguyên tiêu, Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy Lễ hội Nguyên tiêu của người Hoa ở Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, Phân viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh và Phòng Văn hóa - Thông tin quận 5 phối hợp tổ chức.

Cán bộ Viện khác

Miêu Chăng

Kỹ sư
Kỹ sư, Trung tâm Kỹ thuật, Dữ liệu Di sản Văn hóa
Chi tiết

Trần Thị Bích Thủy

Thạc sĩ
Nghiên cứu viên Ban Nghiên cứu Chính sách Văn hóa Nghệ thuật Nam Bộ.
Chi tiết

Văn Thị Oanh

Kế toán viên
Chi tiết

Võ Thị Mỹ

Tiến sĩ
Cán bộ thư viện, Phân viện Văn hóa Nghệ Thuật Quốc Gia Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi tiết